Ngành game rõ ràng có những thách thức mà những người làm game đang phải đối mặt. Chưa tính đến sự cạnh tranh từ các game nước ngoài,ễnđànGameViệtNamVượtkhókhănđóntháchthứđiêm chuẩn tuyển sinh lớp 10 2022 chính các nhà phát hành trong nước vẫn đang nhìn nhau với ánh mắt dò xét và xem nhau như đối thủ cạnh tranh. Đây là chuyện thường thấy trong kinh doanh nhưng chưa ai nghĩ được rằng "Nếu bắt tay nhau, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn?".
"Trong khoảng 10 năm qua, ngành game của Việt Nam chọn cách đi một mình để "đi nhanh". Vì vậy, chỉ được vài người "đi nhanh", còn nguyên cộng đồng game không đi nhanh được. Hiện nay, Bộ Thông tin - Truyền thông đã cấp phép khoảng 200 doanh nghiệp game nhưng thật sự hoạt động chỉ còn khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động. Nếu không có những phương án vực dậy thì số lượng sẽ còn ít hơn nữa. Một số nhà phát hành đem game đi khắp thế giới để kinh doanh trong khi một số nhà sản xuất game khác có sản phẩm rất tốt nhưng lại không có phương án để phát hành. Việc họ không hợp tác cùng nhau đã khiến những thế mạnh của từng đơn vị không được phát triển mạnh hơn. Vì thế, chúng ta phải nắm tay nhau. Hay nói một cách khác, hãy đi cùng nhau để đi xa hơn", ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã mở đầu diễn đàn bằng một nhận xét rất thẳng thắn và cụ thể.
Trong thực tế, hai nhà phát hành game thuộc hàng top của Việt Nam là VNG và VTC đã tổ chức nhiều sự kiện rất hoành tráng nhưng đó đều là những diễn đàn, ngày hội mang tính riêng biệt, đậm chất cá nhân của đơn vị mình.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thông tin – Truyền thông đã thành lập Liên minh Game Việt Nam và sản phẩm đầu tiên cũng là sản phẩm mang dấu ấn "giấc mơ có thật" chính là ngày hôm nay, là Ngày hội game Việt Nam - Vietnam Gameverse 2023". VNG và VTC đã từng tổ chức những sự kiện riêng của mình nhưng việc "chơi chung" là điều chưa từng xảy ra. Nhưng vào buổi sáng 1.4 này, tại nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM), hơn 5.000 người có mặt tại đây đã chứng kiến hơn 20 doanh nghiệp game khác nhau có chung một sân chơi. Đó chính là đoàn kết, tập hợp để thúc đẩy ngành game.
Ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh: "Chính những cuộc hội thảo này cùng với sự lan tỏa của các cơ quan báo chí đã giúp cho cộng đồng hiểu rằng ngành game đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước. Nó có một số mặt trái, nhưng những mặt trái này cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang kiểm soát được để hạn chế nó tới mức tối đa".
Đó là việc đối nội. Còn đối ngoại thì như thế nào, ông Lê Quang Tự Do tiết lộ thêm: "Cách nay 2 tuần trong một sự kiện, chúng tôi đã kết nối với một số doanh nghiệp Trung Quốc và trong tương lai, sẽ có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam để đầu tư cho các studio cũng như các doanh nghiệp game".
Vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất đó là chính sách của Chính phủ đối với ngành game. Trước dự thảo của Bộ Tài chính về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC thắng thắn đặt vấn đề: "Chính sách thật sự chưa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp làm game để cống hiến tại Việt Nam khiến họ phải ra nước ngoài làm, gây ra thất thoát đáng kể. Doanh thu 650 triệu đô-la tại Việt Nam là con số rất nhỏ, so với thị trường toàn cầu chỉ là 0,5%. Một thị trường làm game chỉ đang ở mức nuôi dưỡng thì nên miễn thuế để các doanh nghiệp quay trở về Việt Nam cống hiến. Ở đâu cơ chế tốt, các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn. Một thị trường đầy tiềm năng nhưng chứa nhiều rủi ro mà còn thêm thuế tiêu thụ đặc biệt nữa thì thực sự rất khó khăn cho chúng tôi".
Với VNG, nhà phát hành này có một cái nhìn thoải mái hơn khi ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến khu vực chia sẻ: "Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game chỉ là một dự thảo của Bộ Tài chính để chúng ta cùng nghiên cứu. Đây là cơ hội cho những người làm game nhìn rõ hơn về vấn đề này. Ở góc nhìn của chúng tôi, mục đích của việc đánh thuế không phải là để thu thuế mà là để điều chỉnh hành vi của người dùng. Chúng ta phải làm rõ câu chuyện này bởi số liệu của chúng ta chưa hoàn toàn trùng khớp với nhau. Chúng ta phải thật bình tĩnh nhìn rõ vấn đề, tìm những giải pháp để điều chỉnh phù hợp hơn".
Riêng với ông Thái Thanh Liêm, CEO của nhà sản xuất game Topebox, cảm nhận của ông hoàn toàn khác khi nhận định: "Chúng tôi sẵn sàng đóng thuế nên không thấy có vấn đề gì trong dự thảo lần này. Nhưng trong quá trình làm việc với nhiều đối tác của ngành game, thực tế có nhiều yếu tố cần phải xem xét. Tôi sẽ sẵn sàng giải thích với các đối tác họ sẽ được gì khi đóng đủ thuế. Có đóng thuế, chúng ta sẽ được bảo vệ, được hỗ trợ tốt hơn".
Để trả lời những thắc mắc của các nhà làm game, ông Lê Quang Tự Do cũng rất thắn thắng chia sẻ: "Sự phát triển của internet nói chung và ngành game nói riêng rất nhanh và mạnh, nhưng chính sách của chúng ta chưa theo kịp. Đơn cử như game blockchain, NFT hay web 3.0 vẫn chưa được thừa nhận. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp game ra nước ngoài để hưởng chính sách tốt khiến chúng ta bị chảy máu chất xám, chảy máu ngoại tệ. Chúng tôi hiểu và đang tìm cách khắc phục cũng như xử lý. Bộ Tài chính dự kiến áp thuế tiêu thụ đặc biệt vào lĩnh vực game. Bộ Thông tin - Truyền thông cũng đã cử Cục làm việc để đề nghị Bộ Tài chính gỡ bỏ dự thảo này. Để thúc đẩy một lĩnh vực, phải nuôi dưỡng và đầu tư cho nó chứ không phải là tận thu".
Phát biểu của ông Lê Quang Tự Do nhận được nhiều tràng pháo tay ủng hộ từ các doanh nghiệp cũng như hàng trăm người dự khán tại diễn đàn. Ai cũng hiểu, để tháo gỡ những khó khăn mà ngành game đang vướng mắc hiện nay không phải là chuyện một sớm một chiều. Nhưng phát biểu chính thức của một người đại diện cho đơn vị quản lý ngành game rõ ràng là động lực to lớn giúp các doanh nghiệp phần nào cảm được sự quan tâm của chính phủ với ngành công nghiệp không khói này.
Khó khăn là không thể tránh khỏi, thách thức là điều đương nhiên xày ra. Nhưng chi cần đoàn kết, ngồi lại với nhau để hiểu nhau hơn, tìm ra giải pháp hợp lý thi không có vướng mắc nào không được tháo gỡ. Như ông Lê Quang Tự Do đã nói: "Muốn đi xa thì đi cùng nhau", các doanh nghiệp làm game dường như đã thấy được lối ra cho mình nói riêng và ngành game nói chung.